Với sự phát triển của công nghệ, các ngân hàng hiện này đều đã triển khai Internet Banking và các dịch vụ công nghệ khác nhằm phục vụ cho nhu cầu chuyển tiền, gửi tiền, nhận tiền... Với các doanh nghiệp, thay vì ngày xưa dùng phiếu chi hoặc ủy nhiệm chi đem đến chi nhánh ngân hàng để thực hiện chuyển tiền thì ngày nay, nhân viên kế toán công ty chỉ cần triển khai lệnh qua iBanking của ngân hàng. Các lệnh giao dịch sẽ được duyệt và ký số ngay tại ứng dụng của ngân hàng.
Với những tiện ích như vậy, mọi ngươi cứ ngồi yên tại chỗ làm việc, tra soát, đối soát dữ liệu và thay tác ngay tại màn hình máy tính của mình một cách nhanh chóng.
Để có được các thông tin giao dịch qua ngân hàng, như thu hồi công nợ khách hàng, thanh toán hóa đơn cho nhà cung cấp, tạm ứng cho nhân viên... thì phải có đề xuất, yêu cầu, phát sinh yêu cầu từ trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp. Với việc vận hành các hệ thống công nghệ, các ứng dụng, các hệ thống quản lý như ERP, CRM, ứng dụng quản lý vào để quản trị quy trình làm việc và số hóa dữ liệu, các nhu cầu giao dịch ngân hàng phát sinh đều từ các hệ thống ứng dụng.
Bài toán ở đây là sau khi làm việc với các hệ thống ứng dụng để ra được thông tin giao dịch, nhân viên kế toán phải dùng thông tin đó và nhập liệu một cách chính xác vào hệ thống eBanking của ngân hàng. Điều này sẽ có một số khó khăn nhất định:
- Mất thời gian nhập liệu
- Mất thời gian kiểm tra trong tin
- Phát sinh khả năng sai sót
- Phải cập nhật thủ công trạng thái xử lý từ ngân hàng sang hệ thống ứng dụng/ERP
Để khắc phục các khó khăn trên thì cần phải xây dựng tích hợp, kết nối dữ liệu từ ngân sang ứng dụng/ERP và ngược lại. Đội ngũ kỹ thuật giữa hai bên hệ thống phải làm việc cùng nhau để đưa ra những luồng nghiệp vụ, luồng dữ liệu và cách thức kết nối. Sau khi hình thành nên luồng data, nghiệp vụ thì bắt tay vào xây dựng tích hợp.
Bên dưới là một luồng tích hợp từ hệ thống ERP sang ngân hàng và cập nhật trạng thái ngược lại.
 |
Tích hợp thanh toán từ ERP sang banking |
Mỗi doanh nghiệp sẽ có mỗi quy trình làm việc khác nhau, nên thứ tự và chiều nhận gửi dữ liệu sẽ khác nhau, Có nghiệp vụ sẽ phát sinh từ ERP, nhưng cũng có nghiệp vụ phát sinh từ ngân hàng, cũng có nghiệp vụ phát sinh từ một đối tác thứ ba, máy pos hoặc hệ thống thanh toán từ các của hàng.
Mình có một bài toán ví dụ:
Với việc clear cộng nợ khách hàng, doanh nghiệp sẽ có quy trình nghiệp vụ sau
1. Hệ thống ứng dụng/ERP đẩy hóa đơn còn nợ sang cho hệ thống thanh toán tại các cửa hàng
2. Hệ thống thanh toán sẽ thu hồi nơ, và thông tin thu hồi nợ này sẽ được gửi về cho ứng dụng quản lý
3. Dữ liệu thanh toán của hệ thống thanh toán sẽ gửi về ngân hàng (ngoài quy trình doanh nghiệp)
4. Ngân hàng gửi dữ liệu về cho hệ thống ứng dụng/ERP
5. Trên ứng dụng/ERP, sẽ tiến hành đối soát thông tin giữa dữ liệu nhận từ ngân hàng và nhận từ hệ thống thanh toán. Nếu giữ liệu trùng khớp thì tạo chứng từ để Clear công nợ cho khách hàng.
Với bài toán này, nếu để nhập liệu thủ công, thì dữ liệu sẽ dễ bị sai sót, thiếu thông tin và việc này làm mất thời gian để xử lý, kiểm tra. Vì thế chỉ cần các thao tác nhấn nút trên hệ thống ERP hoặc set thời gian chạy tự động, các bước này sẽ hạn chế thao tác nhập liệu của người dùng, và đảm bảo số liệu được chính xác, kịp thời
Video bên dưới mô tả các bước 3,4,5 trong quy trình trên
Nếu bạn cần thêm thông tin về tích hợp hãy liên hệ cho Paul Nguyen bằng comment dưới bài viết hay các kênh liên hệ bên dưới profile tại đây
Bài viết có sử dụng một số hình ành sưu tầm từ web về các mảng liên quan.
Cám ơn các bạn đã theo dõi, sẽ rất hoan hỉ nếu nhận được ý kiến đóng góp chia sẽ của nhiều bạn
Paul Nguyen
16-02-2025
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét