05 tháng 9, 2024

Đôi nét về Ngành hàng FMCG


Ngành hàng FMCG (Fast Moving Consumer Goods) là lĩnh vực kinh doanh các sản phẩm thiết yếu có tốc độ tiêu thụ nhanh như thực phẩm, đồ uống, hàng gia dụng...Vậy ngành kinh doanh này có những đặc trưng chính nào, tiềm năng tăng trưởng và xu hướng phát triển ra sao, và các yếu tố nào giúp doanh nghiệp thành công, hãy cùng tìm hiểu những thay đổi trong hành vi tiêu dùng và cách các doanh nghiệp tận dụng công nghệ để nâng cao hiệu quả kinh doanh

Giới thiệu FMCG:

FMCG là  viết tắt của từ Fast Moving Consumer Goods (ngành hàng tiêu dùng nhanh) - Ngành hàng kinh doanh các sản phẩm hàng hóa tiêu dùng trong cuộc sống. Tên gọi khác của nó là Consumer Packaged Goods (CPG) - hàng đóng gói. Các mặt hàng thuộc ngành hàng này bao gồm thực phẩm, đồ uống, hàng gia dụng, các sản phẩm chăm sóc sức khỏe, thực phẩm chức năng, các sản phẩm vệ sinh,giặt ủi... thậm chí chúng còn bao gôm gôm cả dược liệu, văn phòng phẩm, hàng điện tử...

Các sản phầm FMCG có nhu cầu tiêu dùng của thị trường cao, loại sản phẩm ngày càng phong phú, đa dạng, mỗi sản phẩm loại lại có nhiều nhãn hàng, nhiều dòng sản phẩm dẫn tới việc cạnh tranh trên thị trường ngày càng khóc liệt/

FMCG là ngành hàng có quy mô thị trường lớn nhất hiện nay với các đặc điểm:
  • Giá cả phải chăng, bình dân, phù hợp với mọi đối tượng.
  • Khối lượng tiêu thụ lớn do là những sản phẩm thiết yếu hàng ngày của xã hội, được đóng gói hay phân phối theo từng đơn vị nhỏ
  • Hệ thống phân phối rộng, hầu hết qua hệ thống phân phối trước khi đến các điểm bán, chợ, siêu thị, hay các đại lý. Từ đây hàng hóa mới tới tay khách hàng. Ngày nay FMCG còn có thêm kênh phân phối qua các sàn thương mại điện tử
  • Vòng đời ngắn, các sản phẩm có vòng đời ngắn, do chu kỳ sản phẩm ngắn, nhu cầu tiêu dùng thay đổi nên các sản phẩm phải thay đổi liên tục
  • Lợi nhuận trên từng sản phẩm thấp do có sự cạnh tranh khóc liệt, hoặc do chi phí bao bì, vận chuyển, hoặc do sự thay đổi của nhu cầu tiêu dùng làm cho doanh nghiệp phải thay đổi liên tục. Tuy nhiên xét về tổng lợi nhuận, đây là một ngành có lợi nhuận khá cao hiện nay
  • Canh tranh khóc liệt do các sản phẩm có sự đa dạng về mẫu mã, ngành hàng, dòng hàng...
  • Chi phí tiếp thị cao do phải quảng bá hình ảnh thương hiệu trên diện rộng, phân phối nhiều kênh, mở rộng đô phủ

Sự phân phối



FMCG phân phối qua các kênh phân phối, mỗi kênh có những cấu trúc và đặc thù riêng, cũng như có quy mô nhân sự làm việc trong chuỗi cung ứng riêng cho từng kênh:
Các kênh phân phối thường thấy: Kênh truyền thống (GT), kệnh hiện đại (MT), kênh đặc thù theo hợp đồng (KA), các kênh phân phối online
Hàng hóa sẽ đi từ Nhà sản xuất đến với tầng trung phân phối rồi mới đến tay người dùng cuối. Tầng trung gian phân phối bao gồm Nhà phân phối, nhà bán buôn, đại lý... làm cầu nối giữa nhà sản xuất và người tiêu dùng.

Các nghiệp vụ trong ngành hàng FMCG

  • Quản lý Nhà phân phối: NPP cần phải đảm bảo duy trì việc cung ứng sản phẩm ra thị trường theo các cam kết (Quy trình Sale-In và Sale-Out), mở rộng thị trường bằng cách tăng độ phủ, 
  • Quản lý tồn kho: Tồn kho tại NPP và tồn kho thực tế ngoài điểm bán lẻ phải được duy trì đủ cho khoảng cách giữa 2 lần viếng thăm (visit). Yêu cầu lúc nào tại điểm bản cũng có hàng hóa của công ty
  • Bán hàng và giao hàng: Việc bán hàng và giao hàng cho điểm bán phải thực hiện theo kế hoạch cụ thể và phải tuân thủ đúng các thời gian gian trên chứng từ
  • Quản lý Sales: Các bộ phận, cáp cấp của đội ngũ bán hàng cần được quản lý chặt chẽ. 
    • Nhân viên kinh doanh phải ra thi trường đúng giờ, đúng tuyến được phân chia, phải thực hiện đúng và đủ các bước bán hàng 
    • Các cấp giám sát, quản lý cần phải nắm chắc lộ trình của nhân viên mình. Ngoài ra còn phải theo dõi tình trạng bán hàng và các đơn hàng, phê quyệt các quy trình nếu có.
  • Trade Marketing: Cần có các công cụ kích thích nhu cầu mua hàng cũng như tăng tính cạnh tranh với đối thủ. Các công ty đưa ra nhiều chương trình Trade marketing
    • Các chương trình trưng bày sản phẩm tại điểm bán, bạn sẽ nhìn thấy trên các kệ hàng siêu thị hay các sạp điểm bán thường có các mặt hàng của các công ty lớn được trưng bày ở các vị trí "Đắc địa", thuận mắt, ngang tầm của người dùng. Việc có được những vị trí này đòi hỏi công ty phải trả thêm cho điểm bán các khoảng tiền  thưởng, phí. 
    • Các chương trình khuyến mãi với nhiều cơ cấu phức tạp như giảm giá, mua hàng  tặng hàng, tặng vật phẩm.. được thiết kế sinh động và đa dạng.
    • Các NPP và điểm bán còn được trả thêm một khoản, gọi là tiền tích lũy để họ làm sao đẩy được càng nhiều hàng của công ty đến tay người dùng càng tốt,
  • - KPI với từng đối tượng như Sale, NPP, Đại lý sẽ có những KPI nhất định và được đánh giá đo lường trên kết quả đạt được cho từng tháng, quý, hoặc năm.


Trên đây là vài nét về ngành hàng FMCG để giúp các bạn có cái nhìn tổng quan, hẹn ở một bài viết khác chuyên sâu hơn

Cám ơn các bạn đã theo dõi, sẽ rất hoan hỉ nếu nhận được ý kiến đóng góp chia sẽ của nhiều bạn

Paul Nguyen
05-09-2024
Thông tin về mình tại đây

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Bài đọc nhiều

Tổng số lượt xem trang