Người Mỹ có câu "Don’t be the Choluteca Bridge. Be relevant with time" (Đừng biến mình thành cây cầu Choluteca, hãy thích ứng với hoàn cảnh). Câu nói bắt nguồn từ câu chuyện của cầu Choluteca xây dựng năm 1996, với thiết kế kiên cố hiện đại nên vẫn đứng vững sau trận bão cho dù tất cả mọi thừ xung quanh thay đổi, vì thế cây cầu trở nên vô dụng. Theo Prakash Iyer, nếu không thích ứng được với sự thay đổi thì con người sẽ mất tất cả.
Cầu Choluteca (tên tiếng Tây Ban Nha là Puente Sol Naciente – Cầu cầu mặt trời mọc) mới thực sự là một tuyệt tác về thiết kế và những công nghệ hiện đại nhất. Nó chính thức đi vào hoạt động năm 1998 với chiều dài 484m. Tuy nhiên, chỉ vài tháng sau, Honduras đối mặt với một siêu bão nhiệt đới, mạnh cấp 5, cấp cao nhất theo thang báo bão mà phương Tây hay sử dụng: Siêu bão Mitch.
Với lượng mưa lên đến 1.905mm, kéo dài suốt 4 ngày đêm, bão Mitch đã khiến 5.657 người chết, 8.058 người mất tích, 12.000 người bị thương, gần 3 triệu người mất nhà cửa, tổng thiệt hại lên đến hơn 6.500 tỉ USD. Hầu hết các cây cầu trên dòng sông đã sập nhưng đúng như kỳ vọng của chính phủ và người dân Honduras, cây cầu mới đã đứng vững trước cuồng phong.
Với lượng mưa lên đến 1.905mm, kéo dài suốt 4 ngày đêm, bão Mitch đã khiến 5.657 người chết, 8.058 người mất tích, 12.000 người bị thương, gần 3 triệu người mất nhà cửa, tổng thiệt hại lên đến hơn 6.500 tỉ USD. Hầu hết các cây cầu trên dòng sông đã sập nhưng đúng như kỳ vọng của chính phủ và người dân Honduras, cây cầu mới đã đứng vững trước cuồng phong.
Cầu Choluteca trước khi bão |
Tuy nhiên, điều cay đắng là chỉ duy nhất cây cầu có thể đứng vững. Phần lối dẫn lên cầu đã bị lũ cuốn trôi. Chưa hết, ngay cả con sông cũng bị trận bão lớn làm đổi dòng, chảy sang bên cạnh. Và thế là, cây cầu kiên cường, với những kỳ quan công nghệ, trở nên vô dụng nhất hành tinh.
Những điều tiếng cũng bám lấy công trình, khiến người ta quên mất nó đã từng tuyệt vời như thế nào. Thậm chí, hình ảnh lạc lõng, bị cô lập giữa biển cát mênh mông đã khiến nó nổi tiếng khắp thế giới. Người ta gọi nó là “cây cầu dẫn đến hư không” nhưng với người dân sống 2 bên bờ sông, sự bất tiện bị đẩy tới đỉnh điểm. Họ phải ngược lên phía thương nguồn gần 40km để có thể qua sông.
Bài học rút ra
- Có những thứ tưởng chừng như kiên cố, trường tồn vĩnh cửu với những ưu việt bậc nhất đến đâu đi chăng nữa nhưng xét đếm giá trị thì cũng là thứ "vô dụng"- Có nhiều giả thiết được đặt ra để củng cố chất lượng của cây cầu, cũng không ai nghĩ ra được tình huống dòng sông đổi dòng chảy. Sự thay đổi về tự nhiên, xã hội ngày nay nó muôn hình vạn trạng, khó mà lường hết tất cả các tình huống xảy ra. Đừng quá chủ quan vào những cái bản thân cho là tuyệt đối.
- Kiên cố, kiên định, vững chắc thái quá, không biết lượn mình theo cuộc sống thì cũng sẽ khó có thể phát triển. Phải biết bắt mình theo nhịp của xã hội và uốn mình theo.
Cám ơn các bạn đã theo dõi, sẽ rất hoan hỉ nếu nhận được ý kiến đóng góp chia sẽ của nhiều bạn
Paul Nguyen
28-08-2024
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét