08 tháng 5, 2023

Tổng quát về ERP

ERP là từ viết tắt của Enterprise Resource Planning - hệ thống giúp hoạch định nguồn lực của doanh nghiệp. Dễ hiểu ERP được dùng để quản lý tất cả hoạt động của tổ chức hay doanh nghiệp.

Khái niệm, ứng dụng và công viêc

Xem đầy đủ nội dung tại Chuyên muc [ERP]

Ngày xưa, doanh nghiệp thường sử dụng các phần mềm độc lập, rời rạc để quản lý các công việc thuộc các phòng ban khác nhau, quy trình và nghiệp vụ khác nhau: mua hàng, quản lý kho, bán hàng, nhân sự, kế toàn... và không tạo được sự liên kết với nhau trong việc quản lý dữ liệu chung, khó có sự liên kết giữa các phòng ban. Với sự phát triển của công nghệ và sự ra đời của ERP, tất cả các quy trình nghiệp vụ sẽ được tích hợp vào một hệ thống duy nhất.




Với hệ thống ERP, quy trình nghiệp vụ và dữ liệu giữa các phòng bạn sẽ có sự liên kết nhất định, các số liệu được báo cáo đầy đủ và nhất quán về tất cả hoạt động của doanh nghiệp. Chỉ cần thông qua hệ thống này đã có thể nắm bắt mọi hoạt động của phòng ban như thế nào. 

ERP đối với doanh nghiệp

Một số lợi ích:
* Quản trị kế toán – tài chính
Để có các số liệu thông tin tài chính chính xác, người quản lý buộc phải biết rõ hoặc phải tổng hợp đầy đủ chi tiết về các số liệu, báo cáo từ các phòng ban, bộ phận khác nhau, việc này khi thực hiện sẽ dễ bị thiếu đồng nhất và chênh lệch.

Với hệ thống ERP, tất cả các quy trình và toàn bộ dữ liệu được vận hành, điều khiển với một phiên bản sử dụng xuyên suốt cho tất cả bộ phận, phòng ban hay chi nhánh. Khi xảy ra bất cứ sự thay đổi nào ở một bộ phần phòng ban nào thì mọi thông tin đều tự động hiển thị và tính toán lại sao cho trùng khớp và giúp tránh được những sai sót.

Các cấp quản lý, lãnh đạo có thể kiểm tra theo dõi để bám sát tình hình tài chính của công ty mình một cách tức thời và kịp thời có những hướng giải quyết phù hợp, chứ không phải đợi cuối kỳ: tháng, quý, năm mới có thể nắm bắt thông tin về tình hình tài chính.

* Quản trị tối ưu nguồn nhân lực
Với những doanh nghiệp có nhiều chi nhánh, để theo dõi sát sao quy trình và mức độ hoàn thành công việc, khối lượng và chất lượng công việc cũng như giờ công của hàng ngàn hay chục ngàn nhân lực cùng một lúc là điều khó khăn với những ứng dụng ngày trước.
Khi áp dụng triển khai ERP, doanh nghiệp có thể quản lý khối lượng dễ dàng công việc, khung giờ làm việc của từng nhân sự và có sự điều chỉnh hợp lý. Nâng cao hiệu suất làm việc
Hệ thống ERP cũng sẽ tự động hóa các quy trình sản xuất, quản lý đầu vào đầu ra, đóng gói và một số công đoạn khác cho dù quy trình sản xuất hay vận hành phức tạo hay đơn giản, các công đoạn nhiều hay ít.

Qua đó có thể tiết kiệm tối đa hời gian, hiểu chi phí của doanh nghiệp, tăng năng suất và giảm số lượng nhân sự hay tài nguyên không cần thiết.

*Quản lý hàng tồn kho
ERP cho phép quản lý tồn kho một cách hiệu quả và tối ưu, giúp tiết kiệm nhân lực, công sức và thời gian cho việc kiểm soát hàng tồn, nguyên vậy liệu chế biến...
Doanh nghiệp có thể nắm rõ tình hình về hàng hóa nhằm có những quyết định kiểm soát, điều chỉnh lương hàng hóa nhập về và tiêu thụ sao cho hợp lý, nhầm tránh lãng phí, thất thoát.

*Quản lý thông tin khách hàng
Các thông tin của khách hàng như tên tuổi, địa chỉ, những vấn đề đang gặp phải… được lưu trữ đầy đủ, chi tiết trên hệ thống ERP, nhằm phục vụ quá trình chăm sóc khách hàng của doanh nghiệp, đảm bảo họ cảm thấy hài lòng với doanh nghiệp và tiếp tục đồng hành, sử dụng sản phẩm và hợp tác lây dài, vì khách hàng chính là nguồn lợi nhuận to lớn của doanh nghiệp, cũng như giúp quảng bá sản phẩm và hình ảnh rộng rãi qua khách hàng.


*Liên lạc thuận tiện
ERP giúp cho sự liên kết và tích hợp dữ liệu, số liệu giữa các phòng ban, bộ phận, chi nhánh trở nên dễ dàng hơn, chính xác hơn, giảm thiểu sự xung đột quyền lợi giữa các bộ phận trong công ty.

Tóm lại, hệ thống ERP đáp ứng tốt tất cả các yêu cầu cần thiết trong công tác quản lý của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, vai trò của ERP với doanh nghiệp thực sự quan trọng và việc sớm tìm hiểu, trau dồi thêm kiến thức về hệ thống chính là chìa khóa giúp doanh nghiệp phát triển mạnh mẽ hơn trong thời đại công nghệ 4.0 hiện nay.


Nghĩa Nguyễn (tổng hợp)



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Bài đọc nhiều

Tổng số lượt xem trang